Nên làm như thế nào với facebook và google để website phát triển tốt hơn?
- Seo Offpage được hiểu như thế nào?
- Có nên book báo hoặc các bài PR để tăng uy tín và backlink cho website của mình hay không?
- Triển khai guest post là như thế nào?
- Cần xây dựng hệ thống vệ tinh và bài viết chất lượng để phủ thị trường không?
- Xây dựng content vượt trội, thu hút lượt share và trích dẫn từ nhiều nguồn
- Xây dựng phát triển mạnh hệ thống backlink website
NÊN LÀM NHƯ THẾ NÀO VỚI FACEBOOK VÀ GOOGLE ĐỂ WEBSITE PHÁT TRIỂN TỐT HƠN?
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, việc kinh doanh online là một sự bùng nổ trong ngành thương mại.
Đa phần, các doanh nghiệp đều tập trung xây dựng kênh online cho riêng mình để mở rộng thêm phân khúc khách hàng. Hiện nay có rất nhiều kênh để phục vụ cho việc kinh doanh online như Facebook, google, zalo…
Vậy, nên làm như thế nào với facebook và google để website phát triển tốt hơn?
1. Thiết kế Fanpage
Về cơ bản, cấu trúc một Facebook Page của doanh nghiệp tương tự như một trang cá nhân, chỉ khác là nó dành riêng cho các nhãn hàng hoặc công ty.
Do đó trong quá trình thiết kế Fanpage, bạn không chỉ cần phải có một logo ấn tượng sao cho thu hút được người dùng Facebook hay mô tả đôi nét về những hoạt động mà công ty bạn đang làm trong mục Description; mà bên cạnh đó cần phải lựa chọn cover photo phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ của công ty bạn.
2. Nội dung của Fanpage
Việc khách hàng nhấn nút Like Fanpage của bạn đồng nghĩa với việc họ quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Do vậy, nội dung trước tiên mà bạn cần quan tâm là các thông tin xoay quanh chủ đề này.
Tuy nhiên, đừng biến Fanpage của mình trở thành một nơi nhàm chán và tẻ nhạt với chỉ những bài viết giới thiệu sản phẩm toàn chữ đơn điệu.
Bạn hoàn toàn có thể khai thác chủ đề và viết ra những điều mới mẻ, thú vị và giàu hình ảnh minh họa hơn thông qua một số phương pháp như:
* Chia sẻ các video hài hước có liên quan đến sản phẩm hay ngành nghề mà bạn đang kinh doanh.
* Chia sẻ các thông tin về những sự kiện do công ty của bạn tổ chức, hay một vài sự kiện khác có liên quan.
* Thỉnh thoảng, đăng lại những nội dung đã từng thu hút mọi người.
* Hãy tạo ra nhiều nội dung ở dạng câu hỏi để kích thích sự tò mò của người xem
3. Cách quảng bá Fanpage
Để có thể thu hút mọi người, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi mới lập Fanpage thì việc quảng bá là điều rất quan trọng.
Bạn cần phải có một chiến lược để thu hút mọi người vào xem trang Facebook của bạn. Bên cạnh Facebook Ads hay các công cụ thường gặp như Promoted Post và Sponsored Story, bạn cũng có thể dựa vào lượng bạn bè của mình, hay một số thủ thuật nhằm tăng độ nhận diện như tạo Check in hay tạo sự kiện cho Fanpage của mình.
Ảnh bìa cũng là một cách quảng bá hữu hiệu trong cách phát triển Fanpage của bạn. Đây có thể là nơi mà bạn thêm một banner thể hiện chương trình khuyến mãi, giảm giá, quảng bá sự kiện sắp diễn ra hay thể hiện tính năng và lợi ích của sản phẩm.
Chèn thêm logo hay địa chỉ website lên ảnh bìa cũng sẽ tác dụng rất tốt giúp bạn tăng nhận thức thương hiệu cho khách hàng.
4. Tương tác giữa Fanpage và khách hàng
Đừng bao giờ đăng bài, sau đó bỏ mặc mà không trò chuyện với fan. Hãy tự tạo ra những câu hỏi, vấn đề để cùng nhau thảo luận thu hút họ quan tâm.
Tuy nhiên, tiêu chí hàng đầu cho các câu hỏi là phải dễ trả lời để người đọc chỉ cần dùng một từ cũng có thể trả lời được câu hỏi. Hầu hết mọi người đều thích nói về mình, vì vậy bạn hãy đặt các câu hỏi về bản thân họ để kích thích mọi người tham gia thảo luận.
Bạn cũng có thể tổ chức các cuộc thi kèm phần thưởng. Hầu hết mọi người đều thích thi đấu và giành chiến thắng.
Có rất nhiều cách tố chức các cuộc thi, từ thi ảnh đẹp, thi video, thi viết bài cảm nhận hay đơn giản là gửi email để tham gia rút thăm may mắn nhưng bạn nhớ xem qua các hướng dẫn của Facebook để nắm rõ các chức năng và giới hạn của trang trong quá trình tổ chức cuộc thi nhé.
Ngoài ra, tương tác với các trang có nội dung liên quan cũng là một cách hữu ích, bởi điều này không chỉ giúp thu hút thêm càng nhiều lượt truy cập khi các fan chia sẻ ra ngoài, mà còn làm phong phú hơn trong việc phát triển content trên Fanpage của bạn.
5. Sử dụng các công cụ đo lường
Việc phát triển Fanpage sẽ thiếu đi sự hiệu quả nếu bạn không biết tận dụng tính năng Facebook Insights.
Tính năng này được đặt ngay bảng điều khiển của Fanpage, cung cấp các số liệu đo lường cần thiết như số lượt Like,số comment hay số lượt Share…để giúp bạn theo dõi sự hoạt động và độ tăng trưởng của Page.
Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin của những người Like page của bạn như tuổi, giới tính, địa lý, ngôn ngữ… bằng cách chọn vào ô biểu đồ phân tích (insight chart) trên phần quản trị admin để truy cập vào biểu đồ nhân khẩu học.
Các dữ liệu thu thập được không chỉ dành cho các hoạt động trên Facebook nói riêng mà còn có thể dùng chung cho mọi hoạt động marketing khác và giúp bạn có thể đưa ra chiến lược kinh doanh tốt hơn.
1. Tự viết bài cho website
Thường trên website có 2 loại nội dung: nội dung mô tả về sản phẩm dịch vụ và nội dung dạng thông tin, kiến thức hữu ích.
Với các nội dung mô tả sản phẩm dịch vụ bạn cần trau chuốt thật kỹ. Bởi đây là nội dung mà bạn sẽ dùng để tiếp cận đến khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng. Mục đích nội dung này là cung cấp thông tin sản phẩm dịch vụ một cách rõ ràng, sáng tạo và kích thích được khách mua hàng.
Với các nội dung dạng bài tin tức, thông tin hữu ích, mục đích là để cung cấp các thông tin có giá trị đến người xem.
Nếu nội dung về sản phẩm hướng đến việc mua hàng thì những nội dung dạng thông tin sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng. Website sở hữu nội dung chất lượng luôn có tỷ lệ người dùng quay trở lại cao hơn.
Khi tự viết 2 nội dung trên, bạn sẽ tránh được lỗi copy bài từ internet, lỗi trùng lặp nội dung. Bài viết của bạn sẽ là duy nhất, chất lượng nội dung trong các bài thông tin hữu ích (blog) cũng sẽ là tốt nhất, vì bạn là người trong ngành nên chắc chắc các thông tin do bạn xuất bản sẽ chất lượng.
Để khai thác tối đa các truy cập vào website, bạn cần thường xuyên xuất bản nội dung mới, biến website thành chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh, đối với khách hàng và đối với Google.
2. Mở index website khi mới thiết kế và chạy tên miền chính
Đây là một lỗi khá nghiêm trọng mà các nhà phát triển webiste cũng như người quản trị bỏ quên khi trỏ website về tên miền chính. Điều này khiến cho Google không tìm thấy website bạn.
3. Chia sẻ bài viết, thông tin sản phẩm dịch vụ trên mạng xã hội (Facebook, Google plus, Linkedin ….)
Không cần tập trung quá nhiều. Bạn chỉ cần có Fanpage hoặc Facebook cá nhân, tài khoản Google plus của công ty trên Google +, tạo một tài khoản công ty trên Linkedin… lặp lịch định kỳ tự động share các bài viết của website công ty trên mạng xã hội.
Việc này không tốn công nhiều, tuy nhiên sẽ duy trì sự hiện diện trên mạng xã hội cho công ty bạn để ứng dụng quảng bá vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Đây là cách để Google tìm thấy website và các bài viết mới nhanh hơn.
4. Biết tối ưu on-page cho website
Tối ưu on-page là một khâu rất quan trọng để website có thể được tìm thấy trên Google thông qua các từ khóa.
Thông qua việc tối ưu các yếu tố trên chính website của mình như: tốc độ tải trang, hình ảnh, chất lượng nội dung, … website không chỉ được đánh giá cao bởi Google mà còn giúp tăng trải nghiệm của khách hàng.
Trải nghiệm người dùng trên website là một trong những yếu tố quyết định khách hàng có trở lại với website của bạn hay không.
Dưới góc độ là một người dùng truy cập vào website, bạn có tốn thời gian chờ đợi một website load mãi chẳng xong? Câu trả lời chắc chắn là không. Và đó cũng là lý do mà tối ưu on-page không thể thiếu trong quá trình làm SEO website.
5. Đưa thông tin doanh nghiệp, website lên Google Map
Hay nói cách khác là bạn nên đăng ký Google My Business cho website.
Google My Business là một công cụ miễn phí được Google cung cấp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý thông tin của mình.
Khi đăng ký, bạn sẽ tăng cường khả năng website được tìm thấy trên Google mỗi khi khách hàng tìm kiếm.
Đây cũng là một nơi để doanh nghiệp truyền tải những câu chuyện, những thông điệp của mình đến với khách hàng. Bạn cũng có thể tương tác trực tiếp với khách hàng bằng việc trả lời các đánh giá được để lại ngay trên Google Business.
6. Chạy quảng cáo Google Search Ads hoặc Google Display
Làm thế nào để đưa trang web lên Google nhanh chóng nhất?
Giải pháp tình thế nhanh nhất để có khách hàng qua Google vẫn là chạy quảng cáo Google Search Ads hoặc Google Display. Dĩ nhiên, cách hiển thị trang web trên Google như thế này về lâu dài sẽ ngốn rất nhiều ngân sách của bạn.
Do đó, bạn nên trích một phần nguồn lực cho SEO làm chiến lược dài hạn.
Trước khi chạy quảng cáo bạn nên viết bài đầy đủ cho landing-page và tối ưu on-page, UX, UI nhé. Việc tạo ra 1 landing-page chất lượng sẽ giúp bạn tối ưu được giá thầu cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi.
7. Sử dụng dịch vụ SEO từ khóa hoặc bạn tự SEO cho website của mình
Nếu bạn muốn có một website kiếm ra tiền đều đặn và bền vững, bạn nên nghĩ đến SEO từ khóa cho website.
Đây là cách đưa 1 trang web lên Google tốn khá nhiều công sức và thời gian. Bù lại, hiệu quả lại ổn định và bền vững.
Với một dịch vụ SEO uy tín, chuyên nghiệp thì website của bạn sẽ hiển thị liên tục trên trang nhất Google mà không bị phụ thuộc vào giá thầu như Google Ads.
8. Liên kết với một số trang web liên quan để website được tìm thấy trên Google
Bạn bán Vật liệu xây dựng, hãy nghĩ đến việc liên kết website đến với các công ty xây dựng, thiết kế nhà, hay nội thất, ngoại thất … điều này không những giúp bạn bán hàng thông qua các website này mà còn giúp cải thiện thứ hạng từ khóa.
9. Lựa chọn từ khóa phù hợp để dẫn dắt Khách hàng đến website
Phân tích từ khóa để SEO và để chạy Adwords không phải là việc đơn giản.
Với Adwords, các từ khóa phù hợp với hành vi mua hàng có thể dễ dàng hiển thị trên Top kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên với SEO, để nằm trong Top 10 vị trí hiển thị tự nhiên lại không hề đơn giản, nó phụ thuộc vào các yếu tố sự cạnh tranh của từ khóa, On-site, On-page, Off-page.
Có nhiều tiền cũng chưa chắc lên Top được! Lựa chọn từ khóa là bước cực kỳ quan trọng quyết định website của bạn phải mất lộ trình bao lâu để bước vào được 10 vị trí hiển thị tự nhiên trên trang nhất Google.
Nếu bạn cảm thấy từ khóa cạnh tranh cao mà website lại đang có nội lực yếu, bạn nên chọn từ khóa có cạnh tranh thấp hơn hay các từ khóa có khả năng gián tiếp bán hàng.
10. Bạn phải có 1 website chuẩn SEO theo nghĩa Google
Để website được tìm thấy trên Google từ những từ khóa là chuyện đơn giản.
Tuy nhiên làm sao để website được tìm thấy trên Google mà từ đó bán được sản phẩm, dịch vụ thì đó là cả một quá trình. Và 10 Tips trên là các bước đơn giản nhất bạn nên thử làm qua.
Hi vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, nó sẽ hữu ích cho bạn trả lời câu hỏi: "Nên làm như thế nào với facebook và google để website phát triển tốt hơn?"
Chúc các bạn thành công.
KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI
Kinh doanh:
hotline 1: 0868 928 426
hotline 2: 0868 928 426
Kỹ thuật:
hotline 1: 0868 928 426
hotline 2: 0935825802