PHÂN TÍCH TARGET QUẢNG CÁO - THỊ TRƯỜNG - ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
1. Target quảng cáo
Target là một kỹ thuật quan trọng khi chạy quảng cáo Facebook. Khi bạn target chuẩn , quảng cáo của bạn sẽ hiển thị đúng tới khách hàng tiềm năng .
Với những kiến thức chúng tôi chuẩn bị chia sẻ, chắc rằng sẽ thay đổi hoàn toàn tư duy của bạn về cách target khách hàng khi quảng cáo trên Facebook. Thậm chí, bạn cần phải hiểu bản chất của các hành vi sở thích mà bạn target vào trong Facebook Ads.
Hiểu được vấn đề gốc rễ, bạn sẽ làm chủ được kỹ năng target của mình.
Trong bài viết này, mình không chỉ giới thiệu, mà sẽ giải thích cho bạn bản chất của hành vi sở thích khi quảng cáo Facebook.
a. Target đối tượng khách hàng khi quảng cáo Facebook là gì ?
Hẳn là thuật ngữ Target không còn xa lạ với bạn khi học quảng cáo Facebook. Nhưng chúng tôi vẫn sẽ nhắc lại, để chắc chắn là bạn không hiểu sai về nó.
Trong quảng cáo Facebook, target tức là cách bạn sẽ lựa ra một nhóm khách hàng tiềm năng, có hành vi sở thích phù hợp với sản phẩm của bạn.
Khách hàng giống mục tiêu, bạn phải giương cung và nhắm (target) để bắn trúng họ.
b. Bạn cần biết 1 bí mật !
Mọi hoạt động của bạn khi online Facebook đều được lưu lại dưới dạng thuật toán riêng. Các hành động điển hình như, bạn:
• Đọc cái gì , ở lại bài viết nào lâu,..
• Mua hàng thông qua quảng cáo Facebook.
• Thích, thả tim, bình luận ở Fanpage nào nhiều,..
• Xem video về chủ đề gì, ở lại video đó bao nhiêu lâu,…
• Thường xuyên check-in ở đâu,…
• … và cả tỉ hành vi khác trên Facebook.
Tất cả đều được lưu lại để phục vụ mục đích cho nhà quảng cáo Facebook. Cùng với một tệp khách hàng, có người chỉ thích tương tác, nhưng có người thì mua hàng luôn.
Vì vậy, Facebook cho bạn rất nhiều mục tiêu để quảng cáo phù hợp cho từng mục đích của bạn.
2. Target thị trường
Thị trường mục tiêu (Target Market) là phần thị trường bao gồm tất cả các nhóm khách hàng hoặc tổ chức có nhiều khả năng sẽ mua hoặc sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Chính mong muốn từ khách hàng tiềm năng sẽ là nguồn động lực để doanh nghiệp đẩy mạnh chiến dịch marketing. Điều này có thể hấp dẫn, thu hút và đáp ứng được nhu cầu để biến họ thành khách hàng thường xuyên và trung thành.
Rõ ràng, chiến lược tập trung marketing cho các khách hàng tiềm năng hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với cách tiếp cận chung chung tới tất cả mọi người.
☞ Tầm quan trọng của việc xác định target market là gì?
Nhiều người trong số chúng ta thường cho rằng một sản phẩm tốt, chất lượng sẽ được mọi người yêu thích. Nhưng sự thật là gì? Dù sản phẩm có chất lượng đến đâu thì nó chỉ hữu ích với một nhóm đối tượng nhất định.
Thay vì lãng phí thời gian và tiền bạc vào tệp khách hàng chung chung không rõ ràng, ta có thể dành toàn bộ khả năng của mình vào target market. Vì:
a. Target market là con đường tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm
Là người sản xuất, bạn luôn mong muốn cải thiện sản phẩm/ dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Một khi target market được xác định cụ thể, chi tiết, bạn có thể nhận định được những nhu cầu cụ thể và tương lai của khách . Từ đó phát triển sản phẩm của mình theo hướng đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm sẽ không ngừng phát triển và hoàn thiện hơn.
b. Target market giúp đáp ứng kỳ vọng chính xác và dễ dàng hơn
Target market sẽ giúp doanh nghiệp mang đến một kết quả khả thi và đáp ứng đúng mong đợi cho khách hàng. Điều này sẽ mang lại cho các nhà kinh doanh những lợi ích vô cùng to lớn.
• Thứ nhất, hạn chế tình trạng khách hàng có những kỳ vọng xa vời thực tế với sản phẩm.
• Thứ 2, doanh nghiệp cũng sở hữu được nhóm khách hàng trung thành. Đây cũng là mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp.
c. Target market giúp tăng hiệu quả quảng cáo
Việc biết rõ khách hàng tiềm năng và gom họ thành thị trường mục tiêu (target market)khiến quảng cáo trở nên dễ dàng hơn nhiều lần. Nắm được thông tin về target market, tức là hiểu hành vi khách hàng.
• Hiểu được họ muốn gì?
• Thói quen mua hàng ra sao?
• Điều họ quan tâm là gì?…
☞ Và quan trọng hơn, nhân tố chính khiến họ đưa ra quyết định mua hàng là gì?
Bằng các kết quả tìm kiếm, nghiên cứu đó, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một thông điệp quảng cáo thích hợp và dễ để lại ấn tượng đối với thị trường. Tầm quan trọng của target market là vô cùng to lớn. Nó sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
3. Target đối thủ cạnh tranh
☞ Cách 1: Để xem được target đối thủ, bạn cần tích cực tương tác với các quảng cáo của họ. Ví dụ như bạn có thể like fanpage, like post ,cmt,inbox,… để bạn được nằm trong tệp đối tượng mà Page đối thủ quảng cáo đến. Khi đó bạn sẽ thấy được ảnh như hình:
Nhấp vào icon 3 chấm góc phải để hiện ra nhiều chức năng. Bạn chọn vào: . Khi đó bạn sẽ biết được target cơ bản của Page đối thủ như nhóm tuổi, vị trí, giới tính hay sở thích,…
Vậy là bạn đã có được cho mình một gợi ý target cực xịn từ đối thủ rồi !
☞ Cách 2: Phân tích quảng cáo đối thủ với SocioGraph.io
• Phần mềm SocioGraph.io sẽ giúp bạn phân tích những bài quảng cáo về các nội dung sau đây:
• Truy cứu được thời gian đối thủ đăng bài quảng cáo.
• Tìm hiểu về content đối thủ đăng hàng ngày là gì?
• Biết được các tâm lý khách hàng qua những comment Fanpage
• Biết được số lượng truy cập bài viết, các tương tác như: like, cmt, share.
⇒ Cách thức thực hiện phương pháp này: Truy cập đường link: https://sociograph.io/ và làm theo hướng dẫn.
☞ Cách 3 – Công cụ nghiên cứu quảng cáo đối thủ Facebook: Có 3 công cụ thông dùng hay được các Marketer, CopyWriter dùng để phân tích quảng cáo đối thủ
Stalkscan
Stalkscan là một công cụ giúp bạn nắm bắt được insight khách hàng của mình và của đối thủ một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Bạn có thể đánh giá qua các thông số fanpage như:
• Lượt thích (like)
• Tốc độ phát triển (growth)
• Số người đang xem trang (PTAT)
• Độ phản hồi (Responsiveness)
• Loại bài đăng (Post type)
• Hội nhóm (group)…
Đào sâu insight của target cụ thể và vẽ được chân dung khách hàng mục tiêu (persona). Truy cập link: http://stalkscan.com/
Intelligence Search
Đây là tiện ích trên Chrome trực tuyến, công cụ này giúp bạn:
• Biết được những địa điểm, thời gian của các sự kiện do đối thủ tổ chức.
• Dễ dàng tìm ra các group, fanpage kín mà search bình thường bạn khó có thể tìm ra.
⇒ Link: http://bit.ly/Intelligence_Search
LikeAnalyzer
LikeAnalyzer dùng thang đo điểm từ 1 – 100 để đánh giá qua các thông số của Fanpage như :
• Lượt thích (like), tốc độ phát triển (growth), số người đang xem trang (PTAT) hay Độ phản hồi (Responsiveness) và loại bài đăng (Post type)…
• Nếu bạn thấy dấu (V) xanh, tức là thông số đó của bạn rất tốt. Ngược lại nếu thấy dấu (X) đỏ, điều đó có nghĩa là thông số chưa đạt yêu cầu.
⇒ Link: http://likealyzer.com/
Trên đây là tổng hợp các cách phân tích target quảng cáo – thị trường – đối thủ cạnh tranh để chạy quảng cáo. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng sau khi đã đọc hết bài viết. Nếu bạn cần giải pháp tốt hơn về chăm sóc Fanpage, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Chúc các bạn thực hiện thành công!